Bất động sản Tây Ninh tiềm năng và giá trị 2022

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Tây Ninh là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách di chuyển bán kính 100km từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tới trung tâm Thành phố Tây Ninh, hiện tại Tây Ninh đang được nhà đầu tư săn đón quan tâm tìm hiểu bởi một số lý do lợi thế mà Tây Ninh có được khi mà các thị trường khác đã được “xào nấu” quá lâu trong khi đó Tây Ninh vẫn là một “cục bột” đang chờ nhà đầu tư tìm về “nhào nặn” nó trở thành những chiếc bánh thơm ngon trong giai đoạn 2022-2024. Vậy bất động sản ở Tây Ninh sẽ có những tiềm năng và giá trị như thế nào hãy cùng phân tích 10 yếu tố giúp bất động sản ở Tây Ninh được săn đón trong thời gian này.

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Gò Dầu Hồ Chí Minh
Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Gò Dầu Hồ Chí Minh

Giao thông

Cao tốc Hồ Chí Minh Mộc Bài

Giao thông luôn là yếu tố quyết định giúp thị trường bất động sản biến động, cứ nghe tin tức tốt về một công trình giao thông nào đó thì bất động sản quanh khu vực giao thông đó lại được hưởng lợi bởi những đợt tăng giá. Ở khu vực phía Đông tuyến đường Cao Tốc Biên Hòa Vũng Tàu (Ký hiệu CT 28) là tuyến đường có chiều dài 77.6 km đã bao lần tạo sóng tạo sốt cho khu vực Đồng Nai, Phú Mỹ, Long Thành,… biến động giá bất động sản. Hay đường cao Tốc Bến Lức Long Thành dài 57,09 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mặc dù đã hơn 10 năm thi công xây dựng chưa rõ thời gian có thể đưa vào khai thác sử dụng nhưng cũng nhờ cao tốc đã đẩy giá khu vực Long Thành tăng trưởng lên một sức chống mặt kết hợp cùng với sân bay Long Thành.

Cao tốc Hồ Chí Minh Mộc Bài Đất Nền Việt Nam
Cao tốc Hồ Chí Minh Mộc Bài Đất Nền Việt Nam

Ở Tây Ninh, tuyến đường quốc lộ 22 là trục xương sống chính như QL51 ở Bà Rịa Vũng Tàu đoạn đi quá thị xã Phú Mỹ, thì QL22 cũng đã quá tải về lưu lượng cũng như đã xuống cấp sau thời gian khai thác sử dụng khó có thể mở rộng. Quy hoạch tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài Tây Ninh là để giải quyết nút thắt này, giúp việc lưu thông hàng hoá, giao thông giao thương của Tây Ninh đi về trung tâm được giải phóng hơn, giúp việc chuyển hàng hoá từ nội đia qua cửa khẩu Mộc Bài sẽ thuận tiện hơn. Về thời gian gần đây việc họp và trình phương án đưa vào khởi công xây dựng đang rất được quốc hội quan tâm chú trộng. Nguồn thông tin tốt và chính thống lại giúp bất động sản Tây Ninh được hưởng lợi theo. Nếu như cao tốc được đưa vào triển khai thực như đề xuất năm 2023-2025 thì sẽ kéo theo rất nhiều điều tích cực cho bất động sản khu vực.

Cao tốc Gò Dầu – Tp Tây Ninh – Xa Mát

Cao tốc Gò Dầu – Tp Tây Ninh – Xa Mát khi hoàn thành, đây sẽ là trục giao thông kết nối hai cửa khẩu quốc tế Xa Mát, Tân Nam và nhiều cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây phía Nam các nước tiểu vùng sông Mekong.

Cao tốc Gò Dầu - Tp Tây Ninh - Xa Mát Đất Nền Việt Nam
Cao tốc Gò Dầu – Tp Tây Ninh – Xa Mát Đất Nền Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, về việc giao UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án cao tốc Gò Dầu – Xa Mát. UBND tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm cân đối từ nguồn vốn ngân sách của địa phương để tham gia đầu tư dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải triển khai theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư. Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Gò Dầu – Xa Mát dài khoảng 65km, có quy mô 4 làn xe, đầu tư sau năm 2030. Tuy nhiên, tỉnh Tây Ninh đánh giá việc đầu tư cao tốc Gò Dầu – Xa Mát sớm hơn là cần thiết và kiến nghị được làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. do đó việc cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài được khởi công cũng là tiền đề để cao tốc Gò Dầu Xa Mát được đưa vào tiền nghiên cứu khả thi là hoàn toàn có thể, hơn nữa, hiện tại tuyến đường cao tốc Gò Dầu Xa Mát hoàn toàn 100% diện tích hướng tuyển trong tỉnh Tây Ninh nên chủ động được hoàn toàn về vốn, phương án chỉ định thầu và thi công cũng sẽ giúp cho tiến độ khởi công đưa vào sử dụng được thuận lợi xuyên suốt hơn. Đó cũng là yếu tố tích cực để tăng trưởng tiềm năng và giá trị cho khu vực nút giao cao tốc Gò Dầu Xa Mát tại vị trí đắc địa chân núi bà Tây Ninh vị trí tiếp giáp của huyện Dương Minh Châu và Thành phố Tây Ninh sẽ là nút giao giá trị không thua gì nút giao Hồ Chí Minh Long Thành hiện tại bây giờ.

Chính phủ đang ưu tiên phát triển khu Tây Bắc Sài Gòn

“Phát triển khu vực Tây Bắc TPHCM trở thành khu đô thị sinh thái, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đó là chủ đề được thảo luận trong sự kiện ” Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi” 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh huyện Hóc Môn, Củ Chi là vùng đất cách mạng, lãnh đạo, Nhân dân cả nước phải có trách nhiệm đền đáp nghĩa tình. Hai huyện này có nhiều lợi thế phát triển, là vùng đệm của Thành phố với các vùng kinh tế phía Nam, hướng về sông Sài Gòn. 

Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi
Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi

Xúc tiến đầu tư không phải cơ hội để doanh nghiệp bất động sản đẩy giá đất, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá huyện Hóc Môn và Củ Chi là địa phương có nhiều lợi thế phát triển. Quy mô dân số của hai huyện tương đương với TP Đà Nẵng. “Có thể nói Hóc Môn và Củ Chi được ví như con rồng đang ngủ bên cạnh với phần phát triển năng động còn lại của TP”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên dù TP.HCM phát triển năng động, đóng góp 1/3 ngân sách cả nước nhưng hai huyện vẫn phát triển ở mức thấp. Ví dụ huyện Củ Chi thu ngân sách chỉ trên 1.000 tỉ, trong khi cũng quy mô dân số ấy, TP Đà Nẵng thu hàng chục ngàn tỉ mỗi năm.

Du lịch

“Khu du lịch núi Bà Đen luôn là tâm điểm của du lịch Tây Ninh. Trong các năm 2013-2018, lượng du khách đến núi Bà Đen đã luôn đạt gần 91%. Gần đây, việc đưa hệ thống cáp treo và tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn (do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng) đi vào hoạt động, Khu du lịch núi Bà Đen đang là một điểm đến rất thành công về mặt du lịch”.

Đầu năm 2022, khu du lịch núi Bà Đen và hai tuyến cáp treo (thuộc Công ty Sun World Bà Đen Mountain) lên núi Bà Đen đã hoạt động trở lại. Chỉ tính riêng trong 6 ngày đầu năm Tết Nhâm Dần, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đã đón hàng trăm ngàn lượt khách, trong đó khoảng 400.000 lượt sử dụng dịch vụ cáp treo. Đáng chú ý năm nay du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo chưa từng có ngay dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn – tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á.

Núi Bà Đen Du Lịch Tây Ninh
Núi Bà Đen Du Lịch Tây Ninh

Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng và hệ thống giao thông thuận lợi, đặc biệt với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, giàu tiềm năng; địa hình, cảnh quan đa dạng; hệ thống di tích văn hóa, lịch sử độc đáo…giúp Tây Ninh có điều kiện để phát triển những loại hình du lịch đặc trưng thu hút du khách như: du lịch về nguồn, du lịch tâm linh tín ngưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng,…; trong đó du lịch tâm linh tín ngưỡng là sản phẩm chủ lực hiện nay của du lịch Tây Ninh, được phát triển tại 2 điểm du lịch núi Bà Đen và Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh với 2 lễ hội lớn hàng năm thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách là: Lễ hội xuân núi Bà và Lễ hội Yến Diêu Trì Cung.

Thu hút đầu tư FDI

Tây Ninh lọt top 5 tỉnh thành được thu hút FDI 6 tháng đầu năm. Top 5 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất cả nước đó là: Bình Dương, Hải Phòng, Long An, Tây Ninh, Tp.HCM tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 11,71 tỷ USD.

Tại sao Tây Ninh lại thu hút một lượng lớn FDI vốn đầu tư nước ngoài như vậy?

Hình thức góp vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được chấp nhận phổ biến nhất
Hình thức góp vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được chấp nhận phổ biến nhất

Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thu hút đầu tư là một trong những chương trình trọng điểm giai đoạn 2020-2025 đã được tỉnh Tây Ninh đề ra để phát triển thành tỉnh khá trong khu vực Đông Nam bộ. Năm 2020, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) của Tây Ninh xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 2,89 điểm và giảm 9 bậc so với năm 2019. Trong khi đó, chỉ số PAPI (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) xếp hạng thứ 51/63, giảm 1,04 điểm và giảm 10 bậc so với năm 2019. Ở chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT – truyền thông Việt Nam (ICT Index), Tây Ninh tạo ấn tượng khi năm 2020 tăng 16 bậc so với năm 2019, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Các tập đoàn lớn

Nhiều “ông lớn” đổ bộ về Tây Ninh, cơ hội cho nhà đầu tư bất động sản sinh lời

Vingroup dat chan toi Tay Ninh

Nắm bắt xu hướng của nhà đầu tư tại các tỉnh ven đô, nhiều “ông lớn” bất động sản đã chọn Tây Ninh làm điểm dừng chân. Làn sóng rót vốn đầu tư vào các dự bất động sản ngày càng sôi động ở địa phương này, có thể kể đến sự “đổ bộ” đầu tư từ các tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, TNG Holding… vào Tây Ninh từ thời điểm 2017-2018 là sự kiện mang tính bước ngoặt cho thị trường nơi đây. Trong đó Vingroup đã bắt đầu xúc tiến đầu tư vào Tây Ninh từ năm 2015 với với tổ hợp thương mại khách sạn tổng vốn 1.000 tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2018, Vingroup triển khai đưa vào sử dụng tổ hợp công trình khách sạn lưu trú 5 sao với diện tích 2,1 đầu tiên tại Tây Ninh, giúp tỉnh khắc phục nhược điểm thiếu các cơ sở lưu trú đẳng cấp, tiện nghi đủ để níu chân khách du lịch.

Khu công nghiệp

Tính đến nay, tỉnh Tây Ninh hiện đang có 7 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp đã được quy hoạch đang hoạt động trên địa bàn. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp Tây Ninh, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH – HĐH, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Qua đó, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đây là danh sách các khu công nghiệp tại tỉnh Tây Ninh cập nhật tới tháng 6/2022
https://www.tayninh.gov.vn/Lists/ThongTinGioiThieu/DispForm.aspx?ID=127&CategoryId=Khu,%20c%E1%BB%A5m%20c%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p

Mức giá và quỹ đất

Phải thừa nhận rằng quỹ đất ở Tây Ninh rất nhiều phần lớn diện tích đất là mục đích trồng lúa, cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Tây Ninh vẫn là 1 tỉnh thuần nông nghiệp hiệu suất kinh tế chưa cao. Đó cũng là lý do để cho mức giá để sở hữu bất động sản tại đây còn khá mềm. Nhà đầu tư còn cơ hội để vào đầu tư tại thời điểm sơ khai như vậy.

Mức giá tầm trung bình ở khu vực Gò Dầu và Thị xã Trảng Bàng được đánh giá là mặt bằng chung đã cao, các nền giao động từ 700-800 triệu/lô hoặc khoảng 140-150tr/mét ngang đất nền có thổ cư nhưng vẫn còn đà tăng giá tốt và đầu tư được.

Các khu vực thấp hơn như Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên giá còn mềm hơn vì cách xa trung tâm, cách xa tiện ích và ít yếu tố tăng trưởng khu vực cục bộ, các nên giao động từ 500-600 triệu. Trung bình mét ngang chỉ từ 100-110tr/mét ngang đất thổ cư.

Khu vực đang được chú ý nhiều nhất ở quý 3 năm 2022 là khu vực rìa thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu một vị trí đắc địa và nhiều nội lực tăng trưởng trong tương lai gần. Giá giao động 120-140 triệu/mét ngang và các nền giao động từ 600 triệu – 800 triệu/nền đất ở thổ cư.

Hiện tại Đất nền Việt Nam vẫn đang còn 1 số sản phẩm đất nền phân lô với diện tích đa dạng cho nhà đầu tư sở hữu đầu tư giai đoạn 1-3 năm từ 600tr/nền. Anh chị quan tâm liên hệ số điện thoại 0904808000 để biết thêm chi tiết.

Bài viết theo kiến thức và phân tích cá nhân Thành Phạm, nếu reupload vui lòng để lại nguồn bài viết tại Đất Nền Việt Nam. Xin cảm ơn.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
0 0 bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì, hãy để lại bình luận nhé !x